THÔNG TIN SẢN PHẨM
1. giới thiệu về không gian thiền và nhu cầu không gian thiền tại gia
Không gian thiền tại gia đang là xu hướng được nhiều gia chủ quan tâm trong nhịp sống hối hả, bộn bề hiện tại. Nhiều áp lực từ công việc, hôn nhân gia đình hay nhiều mối quan hệ xã hội cùng nhiều điều bất như ý xảy ra trong cuộc sống khiến cho đầu óc chúng ta thường xuyên gặp căng thẳng, tâm thái hỗn loạn, bất an...Nhiều người đã tìm đến thiền – như một cách để nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần và loại bỏ những cảm xúc tiêu cực. Một khoảng lặng để thư giãn, tĩnh tâm, tự mình nhìn lại bản thân và chiêm nghiệm cuộc sống là một điều vô cùng cần thiết.
Thiền là gì?
Dưới góc độ Yoga, thì thiền là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ. Thiền (Dhyana) cũng là một bước quan trọng để đạt được sự thể nhập hoàn toàn giữa ý thức cá nhân với ý thức vũ trụ ở trạng thái samadhi (định).
Trong Phật giáo, thiền là một phương tiện để phát triển tâm linh. Thiền không chỉ hướng tới mục đích giúp tâm trí của ta tĩnh lặng mà còn là hướng đến sự thanh lọc, loại bỏ các phiền não trong tâm trí, những ảnh hưởng tiêu cực xuất phát từ tham – sân – si. Ngoài ra, thiền còn giúp nuôi dưỡng, phát triển những đức tính tốt của con người như lòng từ bi, sự tự tin, trí tuệ… giúp người thực hành đạt được trạng thái tinh thần tích cực, tái tạo nguồn năng lượng sống tích cực.
Mẫu thiết kế phòng thờ kết không gian thiền tại gia khách hàng Vinhome marina - Hải Phòng
Thiền và những lợi ích mang lại
Thiền với nhiều ý nghĩa và lợi ích tích cực mang lại cho con người trong đời sống, cả về sức khoẻ và tâm hồn.
Giảm căng thẳng
Đây được coi là một trong những lý do phổ biến nhất để mọi người muốn bắt đầu thực hành với thiền. Dưới góc độ y khoa, khi căng thẳng về tinh thần và thể chất, cơ thể sẽ làm tăng nồng độ hormone căng thẳng cortisol. Điều này làm rối loại giấc ngủ của bạn, thúc đẩy trầm cảm và lo lắng, tăng huyết áp, gây ra mệt mỏi thể chất và nhiều suy nghĩ tiêu cực, tác động xấu đến tinh thần.
Kiểm soát lo lắng
Thiền có thể giúp làm giảm mức độ căng thẳng, giúp giảm bớt lo lắng. Việc thực hành thiền định, giúp giảm các triệu chứng lo âu ở những người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát, cải thiện đáng kể về chứng trầm cảm, lo lắng và đau đớn. Thực hành thiền giúp ta loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực bằng cách khai sáng tâm trí, nhìn nhận mọi việc ở các góc độ khác nhau, đem tới cái nhìn khách quan và tích cực hơn.
Cải thiện sự tập trung và trí nhớ
Khi ngồi thiền, ta sẽ rèn luyện sự tập trung của toàn bộ tâm trí vào hành động, sự vật, sự việc ở giây phút hiện tại. Khi thực hành thiền, ta học cách kiểm soát hơi thở, nhịp tim và suy nghĩ của mình, từ đó phát triển khả năng tập trung, sự ý thức tuyệt đối vào hiện tại. Sự ý thức đó dưới góc nhìn đạo Phật gọi là chánh niệm.
Thiết kế thi công không gian thờ kết hợp không gian thiền đẹp tại Hải Phòng
Cải thiện giấc ngủ
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng gần một nửa dân số thế giới sẽ phải vật lộn với chứng mất ngủ vào một thời điểm nào đó. Rèn luyện sự tập trung trong hơi thở, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, đem tới trạng thái tĩnh lặng, biết cách kiềm chế cảm xúc, nhìn mọi việc sáng suốt… là những điều tích cực thực hành thiền đem lại. Khi não bộ nhận được những nguồn năng lượng tích cực sẽ giúp người thực hành dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Cải thiện sức khoẻ
Khi ngồi thiền đúng cách, cơ thể tiêu thụ oxy tuyệt đối hơn, ta hít vào – thở ra chậm rãi hơn, cơ thể cần ít oxy hơn, nhịp tim và huyết áp đều được điều hòa, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp. Quá trình điều hòa tinh thần để giảm căng thẳng cũng giúp ích cho cơ quan tiêu hóa và hệ thần kinh.
Giá trị to lớn về tư tưởng (dưới góc nhìn Phật Pháp)
Thiền định giúp con người nhận ra căn nguyên của khổ, từ đó có phương pháp giúp con người ta thoát khổ. Theo Phật giáo, khổ của con người không bắt nguồn từ các yếu tố ngoại cảnh như kinh tế – xã hội, đời sống vật chất... mà từ những ham muốn dẫn đến sự vô minh - tham, sân, si (lòng tham, sự giận dữ, sự ngu dốt) thúc đẩy tạo thành vọng, nghiệp. Thiền giúp con người ta vượt lên bản thân, chiến thắng chính mình, tìm về nơi an trú cho tâm hồn, tự tái tạo nguồn năng lượng sống tích cực cho bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn thanh tịnh trước những điều bất như ý xảy ra trong cuộc sống.
Thiết kế không gian phòng thờ đẹp tại Hải Phòng
2. Thiết kế không gian thiền tại gia đẹp
Thiết kế nguồn ánh sáng nhẹ nhàng
Không gian nội thất xung quanh có quyết định lớn đến việc tập trung trong quá trình thiền định của chúng ta, nó ảnh hưởng đến tư tưởng và tâm trạng, do đó quyết định chất lượng của buổi thiền định. Bởi vậy, khi thiết kế phòng thiền, điều đầu tiên gia chủ cần lưu ý là cường độ ánh sáng trong không gian. Hãy ưu tiên sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đèn điện không quá chói và gay gắt.
Căn phòng cần có đầy đủ sinh khí, khi ánh sáng trong phòng hài hòa, không quá tối cũng không quá chói tạo cho ta sinh khí thị giác khi nhìn mọi vật trong phòng đều “thuận mắt”. Khi ta tìm đến thiền là để thân tâm nhẹ nhàng, giải tỏa đầu óc, nên việc sắp xếp, bố trí phòng thờ kết hợp không gian thiền gọn gàng, phân bổ ánh sáng đầy đủ cho căn phòng là điều hết sức cần thiết khiến cho tâm trạng vui vẻ, tích cực lên.
Gia chủ có thể tận dụng ánh sáng thiên nhiên từ bên ngoài vào và bên trong lắp thêm tranh trúc chỉ với màu vàng ấm cúng hình ảnh hoa sen thanh tao thuần khiết
Lựa chọn tông màu trầm ấm, nhẹ nhàng cho không gian
Mục đích thiết kế không gian thiền định là mang đến sự thư thái về tâm hồn cho bản thân người hành thiền. Vì lý do đó, việc sử dụng những gam màu quá nổi bật như đỏ rực, cam sáng, xanh đậm… là không phù hợp. Thay vào đó, hãy dùng những tông màu nhẹ nhàng, tự nhiên như xám, be, nâu nhạt, trắng… Đôi khi, bạn có thể kết hợp hài hòa thêm một số tông màu đậm như nâu, đỏ bã trầu,… để gia tăng không khí thanh tịnh, trang nghiêm cho không gian
Với không gian trên, chủ nhân ngôi nhà đã kết hợp hài hòa màu sắc giữa sàn nhà, tường và đồ nội thất, tất cả đều tông màu trầm, tạo cảm giác bình yên, gần gũi.
Thiết kế không gian phòng thờ đẹp tại Hải Phòng
Lựa chọn sản phẩm nội thất tối giản, mang hơi hướng gần gũi thiên nhiên
Nội thất nên hạn chế hết mức có thể, những đồ vật trang trí cần đơn giản, tinh tế tạo cảm giác xưa cũ, bình yên và tĩnh lặng. Bài trí nội thất không cần quá cầu kỳ để tránh chật chội và khiến bản thân phân tâm, cũng không nên quá trống trải tạo cảm giác u ám, nhàm chán.
Lựa chọn sản phẩm nội thất cho phòng thiền tại gia phù hợp, giúp đem lại những hiệu quả tối ưu trong việc hành trì cũng như tạo sự thoải mái cho gia chủ.Ở trung tâm căn phòng, có thể đặt bức tượng Phật tạo sự tôn kính và đậm chất thiền. Các sản phẩm nội thất trong phòng, thường thấy chọn những tủ, kệ trang trí hoặc bàn chất liệu gỗ tự nhiên để tạo cảm giác rất nguyên sơ, gần gũi, mộc mạc. Họa tiết bông sen rất thuần khiết, thanh tao và thẩm mỹ, thường được sử dụng trong không gian thiền tại gia này.
để đảm bảo đủ ánh sáng và giúp làm tăng không khí thanh tịnh cho không gian.Nếu may mắn sở hữu không gian phòng thờ riêng biệt, rộng rãi, thì thường thấy gia chủ sẽ hay kết hợp không gian thiền ngay tại phòng thờ, vừa thanh tịnh, tôn nghiêm, vừa tận dụng được sự tiện ích của không gian cũng như các sản phẩm nội thất phòng thờ mang lại. Thường thấy, chất liệu gỗ được ưa chuộng sử dụng để chế tác các sản phẩm nội thất phòng thờ, vừa mộc mạc, tôn nghiêm vừa nguyên sơ, bình dị.
Với không gian nhà hiện đại, việc bố trí một không gian thiền riêng sẽ gặp khó khăn, vì diện tích ngày càng nhỏ, tuy nhiên nếu bạn biết cách kết hợp trong bố trí, thiết kế khéo léo tinh tế với không gian phòng thờ sẽ cực kỳ hợp lý, tiết kiệm và ý nghĩa.
Điểm chung của không gian thờ và không gian thiền đó chính là : ánh sáng bố trí nhẹ nhàng, yên tĩnh, màu sắc cũng gần gũi mộc mạc.
Ví dụ: nếu phòng thờ nhà bạn rộng tầm 12m2 thì bạn có thể chọn hướng đặt ban thờ , đặt ban phật riêng rẽ, phòng thiền nên bố trí ban thờ phật hầu hết không gian thờ, phần không gian còn lại bạn có thể bố trí không gian thiền nhẹ nhàng với bàn nhỏ, thảm thiền hoặc gối ngồi...