Dịch bệnh thiên tai đó được coi là những điều không mong muốn nhưng cũng chẳng thể đoán hay ngăn chặn được.Mọi thứ sảy đến như quy luật của tự nhiên vậy làm thế nào để vẫn giữ được công việc kinh doanh một cách xuôn sẻ đó chính là luôn đặt tâm mình ở nơi bình thản nhất " An trú nơi hiện tại" tự nhiên bạn sẽ nhìn thấy nhu cầu trong tương lại theo định luật bảo toàn năng lượng không có gì sinh ra và cũng không có gì mất đi chỉ là chuyển từ trạng thái này sang trại thái khác. Tiền trên thế giới này không tự dưng mất đi chỉ chuyển từ người này qua người khác đó là một trò chơi mà khi trí tuệ của bạn đủ để điều khiển nó thì nó sẽ đến với bạn. Vậy làm thế nào để điều khiển nó???

Đôi nét về đặc trưng kinh doanh theo triết lý phật pháp

Kinh doanh là nghề đối đầu với nhiều thách thức, nhiều áp lực và luôn khiến con người phải đưa ra những lựa chọn khó khăn giữa các lợi ích.Trong cuộc chiến thương trường khắc nghiệt, không ít doanh nghiệp chỉ nghĩ đến tìm mọi cách thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt, bỏ qua khía cạnh đạo đức, đánh mất lương tâm nghề nghiệp, bất chấp lợi ích xã hội và tổn hại môi trường. Đặc biệt, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng cạnh tranh không lành mạnh, sản xuất hàng hóa kém chất lượng, sử dụng các chất phụ gia, các hóa chất độc hại gây bệnh ung thư trong các loại thực phẩm… Điều này đã khiến người tiêu dùng lo lắng, bất an, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, chất lượng giống nòi và cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh của nền kinh tế, đến người kinh doanh chân chính.

Theo đạo Phật, nghề nghiệp của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và suy nghĩ của người đó. Vì vậy, Đức Phật đã liệt kê năm công việc mà con người nên tránh làm để giữ lương tri:1) Buôn bán rượu và các chất kích thích; 2) Giết hại động vật để buôn bán; 3) Buôn bán các chất độc hay có hại; 4) Buôn bán sinh vật sống (bao gồm cả con người) và 5) Buôn bán vũ khí.

Trong bối cảnh đó, khái niệm kinh doanh theo triết lý Phật pháp đang ngày càng được chấp nhận và lan tỏa, giúp các nhà kinh doanh hài hòa yếu tố cạnh tranh thị trường TBCN, với sự bền vững, hòa thuận giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Chuyên gia nghiên cứu kinh tế học Phật pháp người Nhật Bản, Shinichi Inoue, trong cuốn sách “Putting Buddhism to work: A new approach to management and bussiness” phát hành năm 1997 của mình, đã mô tả mô hình kinh tế học Phật pháp với ba đặc tính cơ bản sau:

  1. Là nền kinh tế mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng liên quan; 2. Là nền kinh tế dựa trên những nguyên tắc về lòng bao dung và hòa hợp; 3. Là nền kinh tế cho phép bảo vệ Trái Đất theo cách bền vững. đặt khách hàng làm trung tâm tự nhiên bạn sẽ biết phải làm thế nào để tạo nên sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.

Tranh điện mica phòng thờ hoạ tiết bồ tát bên hoa sen

Người theo Đạo Phật chủ yếu quan tâm đến siêu thoát, song không đối nghịch với người theo chủ nghĩa vật chất. Theo quan điểm “không ai giàu có nếu cố bám lấy của cải, không ai được lạc thú nếu cố tìm lạc thú”, nhà kinh tế học Phật pháp sẽ coi tiêu dùng là phương tiện cho hạnh phúc con người, nên mục tiêu là phải đạt hạnh phúc cao nhất bằng cách tiêu dùng ít nhất. Lúc này hàng hóa tạo ra phải đạt giá trị sử dụng cao nhất, song lại tốn ít chi phí tạo ra nhất, giúp để dành nguồn lực cho sáng tạo. Ví dụ, khi sản xuất hàng hóa, việc các nhà sản xuất cố tình tạo ra các sản phẩm có vòng đời ngắn hơn, dễ hỏng hóc hơn để rút ngắn chu kỳ kinh doanh và kiếm thêm lợi ích cho mình từ dịch vụ sửa chữa sản phẩm là một sự lãng phí và dã man đối với người tiêu dùng.

Tranh hoa sen kết hợp vách ngăn trang trí

Sản phẩm tạo nên từ những mong muốn thiện lành mong muốn điều tốt đẹp cho khách hàng sẽ được khách hàng đón nhận một cách tích cực nhất. 

Theo nhà kinh tế học Phật pháp E.F Schumancher, mối quan hệ giữa người chủ lao động và người lao động, dưới góc độ nhà kinh tế học thông thường, mang xu hướng đối nghịch nhau. Đối với chủ lao động, lao động đơn giản chỉ là một hạng mục chi phí cần giảm đến mức tối thiểu, nếu không áp dụng được tự động hóa, thì cũng cần tận dụng (hay bóc lột) người lao động ở mức tối đa có thể. Còn đối với người lao động, lao động là công việc “vô bổ”, hi sinh thời gian và sự thoải mái của bản thân để đổi lấy tiền công. Vì vậy, lý tưởng của người chủ là làm sao có sản phẩm, mà không cần người làm thuê; còn lý tưởng của người làm thuê là có thu nhập, mà mình không bị người khác bóc lột. Tất nhiên là với quan điểm này, mâu thuẫn sẽ luôn tồn tại và dễ bị đẩy đi xa. Còn theo quan điểm Phật pháp, chức năng lao động có ít nhất ba mặt: Tạo cho con người cơ hội thực hành và phát triển khả năng của mình; giúp con người khiêm nhường và hợp tác với nhau; sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống. Lao động là phương tiện xoay quanh trung tâm là con người, khiến con người vừa có niềm vui của lao động, vừa có hạnh phúc khi nhàn rỗi. Đối với Phật pháp, có 2 kiểu cơ giới hóa cần phân biệt: kiểu giúp phát triển tay nghề và quyền năng con người, hoặc biến con người làm nô lệ phục vụ máy móc. Phật pháp cũng không hướng đến lý tưởng tăng mãi các ham muốn, mà hướng đến việc làm con người trở nên thuần khiết, trong sáng. Như vậy, kinh tế học Phật pháp giúp hài hòa quyền lợi và nguyện vọng của tất cả các chủ thể trong kinh doanh, hướng con người đến lối sống tích cực, giàu ý nghĩa.

 Trọn bộ thiết kế phòng thờ đẹp với vách cnc và tranh đèn phòng thờ

Tóm lại, có thể mô tả đặc trưng cơ bản của kinh tế học Phật pháp là mô hình kinh doanh và phát triển kinh tế chịu ảnh hưởng của một số đạo lý và thuyết pháp của Phật giáo, lấy hạnh phúc con người và hòa hợp với thiên nhiên làm mục tiêu chủ đạo. Một số doanh nhân nổi tiếng lựa chọn triết lý kinh doanh Phật pháp cho bản thân, như: Tiến sĩ Kazuo Inamori – Nhà sáng lập và giám đốc của Japan Airlines, tỷ phú Kith Meng của Campuchia, nguyên thủ tướng Thaksin Shinawatra của Thái Lan, chính trị gia Padma Jyoti của Nepal, Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee...

Tranh đèn mica kết hợp vách thờ nhà chung cư với ban thờ nhỏ

Những quy tắc quan trọng của ứng dụng đạo phật trong kinh doanh hiện nay:

1. Quy tắc giữ lương tâm trong sáng: Là yếu tố hàng đầu và cực kỳ quan trọng. Người làm kinh doanh luôn phải tiếp xúc với tiền tệ và tài chính. Nhiều người thấy lợi nhuận đặt ra trước mắt liền quên hết lương tâm và bỏ qua các giá trị đạo đức. Nhưng những người này chỉ làm ăn được một lần trong thời gian ngắn. Vì vậy, kinh doanh cần đi liền với chữ Tâm nếu muốn khẳng định uy tín, chất lượng và tồn tại lâu dài. Làm theo cách ăn xổi ở thì, không trong sạch cũng đồng nghĩa với việc đang từ từ bước đến con đường tha hóa và thất bại.

2. Quy tắc Tự lợi và Lợi tha: Là làm lợi cho bản thân và làm lợi cho mọi người, mọi loài. Trong kinh doanh, cần hợp tác để có lợi cho cả đôi bên thì mối quan hệ giữa các đối tác làm ăn sẽ luôn bền vững, cùng sinh lợi nhuận. Coi sự tồn tại và lợi ích của người khác cũng là của mình để tránh làm mất đi những giá trị tốt đẹp và lớn lao hơn. Nếu chỉ chăm chăm thu lợi cho bản thân, đặt lợi ích của mình lên trên hết thì kinh doanh sẽ không tồn tại lâu. Đối với nguyên tắc này, câu “thương trường là chiến trường” đã trở thành lỗi thời. Phải cùng nhau hợp tác và phát triển thì mới sinh ra được nguồn lợi bên vững

3. Tính Vô thường: Vạn vật chuyển biến không ngừng nghỉ cùng vũ trụ. Có những chuyển biến theo chiều hướng tốt đẹp, nhưng cũng có sự chuyển biến mang tính phá vỡ. Đó là quy luật khách quan. Nếu đầu tư vào một dự án kinh doanh không mang về kết quả, thậm chí là mất cả chì lẫn chài, hãy can đảm để xây dựng lại. Vô thường để hủy hoại và vô thường để hình thành. Có khi thất bại này lại mở ra một cánh của khác tốt đẹp hơn. Việc của chúng ta là không nản lòng và mỉm cười bước tiếp.

4. Tính nhân quả: Nhân quả là quy luật tồn tại khách quan. Doanh nhân là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng đất nước, xã hội ngày một tốt đẹp, phồn thịnh hơn.  Nếu các doanh nghiệp và doanh nhân làm việc với tâm trong sáng, lợi mình nhưng cũng không quên cái lợi của người khác thì sẽ có quả báo tốt đẹp. Ngược lại, nếu quá toan tính tư lợi, tâm không an lành thì mãi chỉ là người nghèo trên mọi phương diện.

Tại sao phải ứng dụng tư duy đạo Phật vào kinh doanh là câu hỏi có rất nhiều đáp án khác nhau. Đưa triết lý Phật pháp vào trong các hoạt động vận hành doanh nghiệp sẽ giúp thay đổi các mối quan hệ theo chiều hướng tốt và đưa doanh nghiệp đến những mục tiêu xa hơn của sự phát triển.